Jack welch là ai

  -  

Cuộc đời và sự nghiệp của Welch như một câu chuyện về một người đàn ông may mắn và đầy nghị lực. Ông là tượng đài sống cho sự kiên cường, bất khuất, mạnh mẽ trên con đường đầy gai góc, gồ gề để chạm tới hoài bão và ước mơ. Ông chính là nhà lãnh đạo tài ba của General Electric.

Bạn đang xem: Jack welch là ai


Nghỉ hưu ở tuổi 67, hiện nay Jack Welch chủ yếu chỉ còn viết sách, nhưng tất cả những gì ông viết ra đều được người ta đổ xô tìm đọc. Các giáo sư, sinh viên thì đọc để nghiên cứu, phân tích. Giới kinh doanh thì đọc để tìm thấy những bí quyết lời khuyên của một nhà quản lý chuyên nghiệp, mẫu mực với những thành công kỳ diệu trong kinh doanh, của một người mà tên tuổi gắn liền với những thành công đã trở thành huyền thoại của Tập đoàn General Electric (GE) trong suốt hai thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ 20. Jack Welch được tạp chí Time, Fortune, Business Week,… và một số tạp chí lớn hàng đầu thế giới khen ngợi là vị CEO vĩ đại nhất nước Mỹ, bên cạnh đó công ty do ông nắm quyền được đánh giá là công ty điện khí có uy tín nhất ở Mỹ.

Phong cách lãnh đạo của Mark Zuckerberg

*
Jack Welch là ai?

Dưới thời Welch, General Electric phát triển vượt bật và di sản ông để lại tại đây là những chiến lược khác biệt để xây dựng nền móng cho một công ty vĩ đại trường tồn. GE là một tập đoàn quốc tế khổng lồ, sản xuất kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực điện máy với tổng doanh thu hàng năm lên đến 130 tỉ USD. GE có 2 triệu cổ đông, đuợc biết đến là một trong những tập đoàn lớn nhất, ổn định nhất và thành công nhất. Hiện có khoảng 350.000 người đang làm việc cho GE tại các xí nghiệp, nhà máy, chi nhánh của tập đoàn này ở trên 100 nước khác nhau trên thế giới.

Ai cũng biết đến GE, nhưng có lẽ không phải ai cũng biết rằng tập đoàn này có một bề dày lịch sử và một truyền thống rất đáng chú ý. Welch xây dựng GE trở nên quy mô rộng lớn, linh hoạt hơn và giàu tiềm năng thu lợi nhuận. Không phải ngay từ khi ngồi lên chiếc ghế Tổng giám đốc điều hành đã được sự ủng hộ nhiệt tình của tất cả mọi người, ông đã từng bị các nhà quản lý chế nhạo. Hầu như mọi người không tin vào một ngày sẽ “sợ” ông đến vậy? Họ luôn thắc mắc việc “cải cách” của ông. Tại sao mù quáng sửa đổi tất cả khi mọi thứ vẫn còn đang trên đà phát triển. Nhưng ông luôn vững tin vào trực giác đúng đắn của mình.

Bắt đầu chỉ là một nhân viên đển Jack Welch ngày hôm nay


Jack Welch bắt đầu làm cho GE vào năm 1960 với vai trò nhân viên trong nhóm nghiên cứu và phát triển một loại nhựa mới. Ngay từ đầu, Welch đã tỏ ra khác biệt. Ông quyết tâm đấu tranh chống lại nạn quan liêu và sống cương trực mặc dù biết rằng như thế đồng nghĩa với nguy cơ bị sa thải. Thành công đến với ông khi 10 năm sau, Welch trở thành tổng giám đốc bộ phận sản xuất nhựa. Bộ phận này do Welch lãnh đạo đã mang lại thu nhập xuất sắc cho GE, chiếm 20% tổng thu nhập cho toàn GE. Vì thế, Welch bắt đầu thu hút được nhiều sự chú ý, đặc biệt là sự quan tâm đến từ vị chủ tịch GE khi đó là Reg Jones, người được mệnh danh là doanh nhân được kính trọng nhất tại Mỹ khi đó, đã ủng hộ ông ra tranh chức vụ cao nhất của GE.

Năm 1981, Welch được bầu làm CEO. Ngày ông chính thức bước lên ngôi vương cao nhất, hai tờ báo nổi tiếng là Washington Post hay Wall Street đưa ra lời tiên đoán u ám cho tương lai của GE. Hầu như không có một sự tin tưởng lớn nào dành cho ông.

Mặc dù gặp phải một vài thất bại, GE vẫn phát triển lớn gấp 6 lần dưới thời quản lý của Welch. Năm cuối trước khi về hưu, GE đạt lợi nhuận kỷ lục là 12,7 tỷ đô la trên 130 tỷ doanh thu vào năm 2000 và được mệnh danh là “Công ty kinh doanh hiệu quả nhất thế giới.” Với thành công tại GE, Welch được xem là nhà quản lý xuất sắc của thế kỷ 20 và là một trong những nhà lãnh đạo kinh doanh có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ lên toàn cầu. Chính con người không được kỳ vọng cao này đã thay đổi thế giới qua những phương pháp khác biệt, mang đậm phẩm chất của sự chính trực, thông minh và nghị lực.

Ðược thành lập năm 1892 trên cơ sở sáp nhập giữa Công ty Thomson-Houston Electric và Công ty Edison Electric Light của Thomas Alva Edison – người phát minh ra chiếc bóng đèn điện kỳ diệu, từ những năm 80 trở đi, GE lại càng khẳng định tiếng tăm và vai trò nổi bật của mình với Jack Welch, vị chủ tịch điều hành xuất sắc có một không hai trong lịch sử của tập đoàn.

Jack Welch đã có công rất lớn khi tiếp tục duy trì và củng cố vị thế, giá trị của GE trên thị trường chứng khoán Mỹ. Các cổ phiếu GE của GE là cổ phiếu duy nhất liên tục có mặt trong danh sách các cổ phiếu quan trọng nhất để tính chỉ số Dow Jones Index kể từ khi chỉ số này được thiết lập và công bố năm 1896.


Cách đây hơn 30 năm, khi Jack Welch bắt đầu nhận chức Chủ tich điều hành của tập đoàn thì cũng là lúc nền kinh tế đang trì trệ, kết quả kinh doanh và tăng trưởng của GE có dấu hiệu chững lại, mỗi năm tập đoàn chỉ thu về 1 tỉ USD lợi nhuận. Dưới thời điều hành của ông, vào những năm 1990, GE đã tăng lợi nhuận lên gấp gần 15 lần với trên 14 tỉ USD. Ðây một kỳ tích của tập đoàn và là một minh chứng cho khả năng quản lý, điều hành hoàn hảo của Jack Welch.

Jack Welch và những điều đắt giá

Quyết đoán là tính cần thiết của bất cứ nhà lãnh đạo nào

Xã hội ngày càng cần những người trẻ tuổi tạo nên sự bứt phá, dám đương đầu với thử thách. Bạn sẽ trở thành những người tiên phong mở đường cho chiến dịch phát triển doanh nghiệp. Phải có tính độc lập, từ bỏ ngay bản chất thụ động, ngồi yên chờ đợi chỉ bảo từng li từng tí. Thụ động sẽ khiến bạn dần dần đánh mất sự tự chủ, mãi chỉ là cái bóng lu mờ sự sáng suốt.

Tiến hành cải tổ nghiệp vụ công ty, giữ lại hàng hóa chiếm nhiều thị phần và hàng hóa thuộc loại 1, 2 trên lĩnh vực của mặt hàng đó. Cắt giảm biên chế trên diện rộng đồng thời chấm dứt kiểu sản xuất truyền thống. Jack đã cắt giảm từ 412.000 nhân công xuống còn 229.000 nhân công. Về bộ máy quản lý, ông cắt giảm các bậc quản lý hành chính không cần thiết từ 9-11 cấp còn 4-5 cấp tiện cho việc kiểm soát. Chính sách cải tổ này của ông đã bị hàng loạt người oán trách, nhưng bằng ý chí thép ông đã cứng rắn vượt qua mọi rào cản trở ngại của dư luận.

Nhà quản lý trẻ muốn rèn luyện tính quyết đoán thì nhất định phải khắc phục thói quen trì hoãn.


Không chỉ trong quản lí nhân sự, Jack Welch cũng rất kiên quyết và táo bạo với các quyết đinh chiến lược kinh doanh của tập đoàn. Để đạt mục tiêu đưa GE trở thành tập đoàn số 1 thế giới. Jack Welch đã đề ra phương châm chỉ theo đuổi các sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh mà tập đoàn có khả năng giữ vị trí số 1 hoặc số 2 thế giới. Vì thế mà hàng loạt sản phẩm không hiệu quả của GE bị Jack Welch thẳng tay loại bỏ.

Rất nhiều sách giáo khoa về quản trị kinh doanh đã ghi nhận đây là một trong những bí quyết, công thức dẫn đến thành công trong kinh doanh. Mệnh lệnh “hoặc là bán hay phải đóng cửa” của Jack Welch với nhân viên cũng chính là một triết lí kinh doanh đầy tự tin và quyết tâm của ông. Thay cho những sản phẩm, lĩnh vực yếu kém, Jack Welch cho tập trung nghiên cứu và phát triển các sản phẩm có tiềm năng khác như thiết bị phụ tùng máy bay, thiết bị, máy móc y tế…

Bên cạnh việc tập trung vào một số sản phẩm chính và tăng năng suất lao động một cách tối đa, Jack Welch cũng sớm nhận ra tầm quan trọng của các dịch vụ kèm theo. Ðê thống lĩnh thị trường thì không chỉ có giá cả mà còn là qui mô và chất lượng của các dịch vụ mà nhà sản xuất dành cho khách hàng. Dưới thời của Jack Welch, một trong những dịch vụ lớn nhất mà GE cung cấp cho khách hàng, đối tác là dịch vụ tài chính.

Ðặc biệt, ông đã mạnh dạn thành lập một công ty tài chính chuyên phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng của GE và nhiều công ty thuê mua tài chính phục vụ cho các khách hàng mua máy bay trên toàn cầu. Năm 1986, Jack Welch làm chấn động giới kinh doanh và làm nhiều đối thủ cạnh tranh lo lắng khi có một quyết định táo bạo và bất ngờ là mua lại toàn bộ Hãng truyền hình NBC – một trong những hãng truyền hình lớn nhất nước Mỹ.

Tất cả các chiến lược nhân sự, kinh doanh táo bạo, dũng cảm, kiên quyết và rất thành công đều được xuất phát từ một sự tự tin cao độ của Jack Welch vào khả năng của mình. Năm 1981, ông mới chỉ là một trong các ứng cử viên của vị trí Chủ tịch điều hành và là ứng cử viên trẻ nhất (45 tuổi). Không ít người chưa tin hẳn vào khả năng lãnh đạo điều hành của ông với cương vị là người đứng đầu của một tập đoàn lừng danh và lớn bậc nhất thế giới.

Khi được phỏng vấn, Jack Welch đã làm các ông chủ và chủ tịch đương nhiệm của GE lúc đó phải bất ngờ và sửng sốt khi ông rất tự tin và mạnh mẽ khẳng định mình là người sáng giá nhất, không ai có thể bằng ông trong việc lãnh đạo điều hành tập đoàn để vượt qua trì trệ và phát triển kinh doanh. Và thực tế gần 20 năm điều hành của ông đã chứng minh điều đó.

Xem thêm: " 1 Gram Bằng Bao Nhiêu Kg Bằng Bao Nhiêu Gam? Các Cách Đổi Đơn Vị Đo Khối Lượng

Biết ơn Jack Welch, Tập đoàn GE ngày nay vẫn dành cho ông những đãi ngộ mà bình thường không thể có được với một người về hưu, dù đó là nguyên chủ tịch điều hành của tập đoàn. Ngoài lương hưu, ông còn được tặng một biệt thự, vẫ nhưởng chế độ xe đưa đón theo nhu cầu, một chuyên cơ Boeing 737 riêng… Tuy vậy không ít người vẫn nói điều đó không đáng kể so với những gì mà Jack Welch đã cống hiến và đem lại cho GE. Ðó không chỉ là lợi nhuận, là kết quả kinh doanh, là giá cổ phiếu mà còn là cả một văn hóa doanh nghiệp, một phương pháp và nghệ thuật quản lý tài tình.

Phong cách lãnh đạo của Bill Gates

Đánh giá năng lực từ kết quả công việc

Cho đến nay đã có không biết bao nhiêu bài báo, sách giáo khoa ca ngợi tài năng tổ chức và quản lý của Jack Welch, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý, điều hành nhân sự. Quan điểm của ông về vai trò, nhiệm vụ quản trị nhân sự của người điều hành cao nhất rất rõ ràng. Không ít nhà quản lý điều hành cho rằng điều hành nhân sự trước hết là phải quản lý, giám sát, kiểm tra họ. Nhưng Jack Welch thì khác. Ông luôn khẳng định rằng nhà quản lý điều hành một doanh nghiệp phải biết động viên, biết kích thích nhân viên làm việc, làm ra được những kết quả mà chính bản thân họ trước đó cũng không dám làm, dám tin là được.

Ðể có thể thành công với phương châm quản lí đó, Jack Welch hiểu rằng chỉ với những lời khen, tiền thưởng, tăng lương thôi cũng chưa đủ. Mặt khác, là một nhà quản lý lão luyện và đầy kinh nghiệm thì ông cũng biết rằng với áp lực quá lớn thì con người cũng không nghĩ được nhanh hơn. Khi Jack Welch đánh giá nhân viên thì kết quả công việc là thước đo cao nhất. Với tính cách quyết đoán, dường như ông có vẻ khá nhanh chóng ưu ái, đãi ngộ và trọng dụng những người mà ông cho là được việc.

Nhưng người ta cũng thấy ở ông một vị chủ tịch cương quyết và cứng rắn có một không hai. Chỉ trong vòng chưa đầy 5 năm đầu tiên làm Chủ tịch tại Gen-eral Electric, Jack Welch đã sa thải tổng cộng 118.000 nhân viên, bằng hơn một phần tư toàn bộ biên chế của tập đoàn.

Rõ ràng là làm việc với Jack Welch thì căng thẳng, nhiều áp lực, nhưng Jack Welch còn biết cách để điều tiết áp lực, giải toả tâm lí một cách thích hợp thông qua việc chỉ cho nhân viên cùng thấy những kết quả mà họ đã đạt được, đánh thức những tiềm năng và cả sự tự tin còn đang ẩn trong họ.

Với những gì mà Jack Welch đã đem lại cho GE, ông đã dẹp bỏ mọi nghi ngờ về chiến lược “bàn tay sắt” của mình. Sau 5 năm, tập đoàn đã nhanh chóng thoát khỏi thời kỳ trì trệ và có một tình hình tài chính hết sức lành mạnh. Kế hoạch cải tổ của Jack Welch đã thành công và ông đã làm được theo đúng chiến lược đã vạch ra là trở thành tập đoàn số 1 của thế giới.

Không ngừng đổi mới, không ngừng học hỏi

Các nhà quản lý trẻ ngần ngại nhất là không dám đương đầu với mạo hiểm để đổi mới. Họ sợ sai lầm của bản thân sẽ dẫn đến muôn vàn hệ lụy chính vì thế họ luôn duy trì những gì sẵn có. Nhưng điều này có thể làm trì tệ cả một thế hệ. Đối với Jack Welch – con người đam mê đổi mới, ông khuyến khích đồng nghiệp nên liên tục thay đổi để đạt được những điều tốt nhất.

Muốn vạch ra chiến lược thay đổi, việc làm trước tiên là thay đổi chính mình. Welch là con người nhiệt huyết với những gì mới mẻ, mỗi một ngày trôi qua với ông là một sự bắt đầu mới. Dù đã trải qua cuộc phẫu thuật tim nhưng ông chưa bao giờ thỏa mãn với bản thân, chịu ngồi yên chờ mọi việc trôi qua theo quy luật cũ. Bản thân ông luôn bừng bừng sức sống và mang tâm thế không biết ngừng nghỉ vào GE khiến cho GE có bộ mặt ngày càng đổi mới và hoàn thiện hơn.

Mỗi một giây phút trôi qua là một sự thay đổi không ngừng nghỉ, để bắt kịp nhịp sống của thời đại thì nhất thiết phải nạp năng lượng cho bản thân. Jack Welch không ngừng học hỏi, học từ sách vở, từ đồng nghiệp và cả công nhân. “Mỗi một hành động chúng ta làm đều cần nỗ lực vì một tập thể hiếu học”. Ông tôn sùng những cơ cấu theo hình thức phát triển học tập.


Học tập ngay trong cuộc sống hiện tại và với những người thân quen nhất. Nếu mỗi tối tan sở đi xung quanh nói vài câu với vài người thì cũng có thể học được nhiều điều để làm cho ta trở nên tốt hơn. Mỗi một giám đốc điều hành mang trong mình một chiến lược riêng, Marc Newson của tập đoàn American Standard biết cách xoay chuyển hàng tồn, biết được điều đó Welch đã cử người đến học tập. Vì vậy mỗi ngày hoàn thiện thêm một phương thức mới chính là nội hàm trong văn hóa của chiến lược học tập Welch.

Tinh thần hợp tác phát triển 

Một doanh nghiệp lớn được hình thành bởi nhiều bộ phận, mỗi bộ phận đảm nhận nhiệm vụ khác nhau, có như thế mới tạo nên một tổng thể phát huy được sức mạnh của doanh nghiệp. Nhà quản lý phải chú trọng duy trì đoàn kết của một tập thể. Jack Welch vì muốn phát huy tinh thần đồng đội của GE nên đã cho phép tất cả mọi người cùng tham gia vào chiến lược, họ có quyền được đưa ra những sáng tạo cá nhân phá vỡ chế độ “quan liêu”. Điều này tạo nên bầu không khí hài hòa, tràn đầy sức sống mới trong môi trường làm việc ở GE.

Theo Welch, bản thân người quản lý phải hòa mình vào tập thể mới có thể hiểu được cấp dưới, dễ dàng truyền cảm hứng, thúc đẩy mọi người phấn đấu vượt qua những thử thách. Cái cần là sự gắn kết thân thiện chứ không phải nghiêm khắc khiến họ khiếp sợ.

Ông chỉ biết là mình muốn thay đổi nhận thức của mọi người. Đối với Welch, vấn đề cốt lõi là ở chỗ con người. Có được người giỏi nhất, bạn sẽ có được những ý tưởng độc đáo nhất. Một khi những ý tưởng được chăm chút và trao đổi trong môi trường không giới hạn, đó sẽ là môi trường làm việc tốt nhất trên thế giới. Theo Welch, bất kỳ ý tưởng nào cũng đáng theo đuổi, cho dù nó xuất phát từ đâu. Từ nhân viên, chuyên viên hay nhà quản lý của GE. Thậm chí, ý tưởng bên ngoài công ty cũng đáng để xem xét. Welch sẽ có cách để tận dụng những ý tưởng đó và ông gọi đó là hành vi sao chép ý tưởng hợp pháp.

Bên cạnh đó, ông dành nhiều thời gian để tinh gọn bộ máy công ty, cố gắng giảm biên chế những người làm việc không hiệu quả và tìm kiếm nhân tài. Welch là người mở đường cho quy định cắt giảm biên chế 10% nhân viên hàng năm. Ông quan niệm rằng với bộ máy hoạt động cồng kềnh, mọi người sẽ giám sát nhau thay vì phải giám sát công việc của mình.

Chiến lược này của ông tạo ra bầu không khí sợ sệt cho nhân viên. Theo kết quả khảo sát nhân sự tại GE, hầu hết nhân viên đều muốn có thêm người chứ không muốn bớt. Họ nghĩ lực lượng hùng hậu sẽ làm việc hiệu quả. Quan niệm cũ khuyến khích số lượng. Còn Welch chú trọng vào chất lượng và kết quả.

Nhân viên xem chiến lược này thật tàn nhẫn và khắt khe. Nhưng hệ thống này lại mang hiệu quả đến kỳ lạ, bởi bây giờ họ biết mình phải làm gì tại GE. Sự cạnh tranh tạo ra những con người kiệt xuất với những kết quả phi thường bằng những việc làm bình thường. Nhân viên tại GE đã chế biến ly nước chanh tươi ngon từ quả chanh chua của Welch.

Xem thêm: 100G Yến Mạch Bao Nhiêu Carb, 100G Yến Mạch Bao Nhiêu Calo, Protein

Một chiến lược khác thúc đẩy động lực cho nhân viên từ Welch là mỗi bộ phận phải nắm giữ vị trí số một hoặc vị trí số hai của nghành, nếu không sẽ bị bán đi. Điều này tạo ra sự tập trung và một tinh thần cạnh tranh mãnh liệt trong nhân viên bởi họ biết rằng cách duy nhất để không bị tụt hậu là không ngừng phát triển.