VỢ ĐẺ CHỒNG ĐƯỢC NGHỈ BAO NHIÊU NGÀY

  -  

Vợ sinh con chồng được nghỉ bao nhiêu ngày là quyền lợi mà các bạn đọc giả hoàn toàn được hưởng căn cứ dựa theo đúng quy định của pháp luật.

Bạn đang xem: Vợ đẻ chồng được nghỉ bao nhiêu ngày

Dưới đây, Luật Dragon sẽ chia sẻ về chế độ nghỉ thai sản mới nhất hiện nay và những lưu ý và điều kiện về chế độ nghỉ thai sản để các bạn đọc có thể nắm chi tiết và rõ ràng hơn. Mọi thông tin sẽ được chúng tôi chia sẻ qua bài viết dưới đây, kính mong các bạn đọc cùng theo dõi.

*

Khi vợ đẻ chồng được nghỉ bao nhiêu ngày?

Khi vợ đẻ chồng được nghỉ bao nhiêu ngày? Vợ sinh đôi, chế độ nghỉ thai sản có khác gì với sinh 1 con không?


Quyền lợi được hưởng nghỉ của chồng có vợ sinh đôi hoặc sinh 1 con có khác gì nhau không? Chắc chắn là sẽ có điểm khác biệt, cụ thể ra sao chúng tôi sẽ phân tích từng mục nhỏ để các bạn đọc hiểu rõ.
Căn cứ vào điều 34 tại các khoản 2, 4, 6 của luật Bảo hiểm xã hội, người lao động là nam, có vợ sinh con trong vòng 30 ngày đầu, tính từ ngày người vợ sinh được hưởng chế độ nghỉ thai sản. Trong đó, bao gồm:
Đối với người vợ sinh thường, người chồng sẽ được hưởng 5 ngày nghỉ; Đối với người vợ sinh bằng phương pháp phẫu thuật, người chồng sẽ được hưởng 7 ngày nghỉ.

Khi vợ sinh đôi, chồng được nghỉ bao nhiêu ngày?


Căn cứ vào điều 34 tại các khoản 2, 4, 6 của luật Bảo hiểm xã hội, người lao động là nam, có vợ sinh con trong vòng 30 ngày đầu, tính từ ngày người vợ sinh được hưởng chế độ nghỉ thai sản. Trong đó, bao gồm:
Đối với người vợ sinh đôi người chồng sẽ được hưởng 10 ngày nghỉ. Trong trường hợp người vợ sinh ba trở lên, người chồng sẽ được hưởng thêm 3 ngày làm việc và cứ tăng dần nếu người vợ sinh thêm 1 người con; Đối với người vợ sinh đôi trở lên bằng phương pháp phẫu thuật, người chồng sẽ được hưởng 14 ngày nghỉ.
*

Trong một số trường hợp đặc biệt, người lao động nam có vợ sinh con sẽ được hưởng ngày nghỉ nhiều hơn. Ngoài ra, còn có một số điều kiện nghỉ hưởng chế độ thai sản mà các bạn đọc không bỏ qua.
Đối với trường hợp, chỉ có người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hay cả bố và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội, khi người mẹ không may qua đời do sinh con thì người bố sẽ được hưởng ngày nghỉ của cả người mẹ. Trong trường hợp không may, nếu người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng lại không đủ điều kiện hưởng. Sau khi người mẹ qua đời do sinh con thì người bố sẽ được hưởng chế độ nghỉ thai sản cho đến khi đứa con đủ 6 tháng tuổi Đối với trường hợp, người bố tham gia bảo hiểm xã hội nhưng lại không sử dụng quyền lợi nghỉ thai sản sau khi người vợ qua đời, thì người chồng sẽ được hưởng tiền nghỉ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ và tiền lương cố định. Đối với trường hợp, chỉ có người bố tham gia bảo hiểm xã hội mà người vợ qua đời sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro không may sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con kèm theo xác nhận của bệnh viện.

Xem thêm: Giá Xe Vario 150 Trắng Cam Giá Bao Nhiều, Elements Of Art

Người cha sẽ hoàn toàn được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi đứa con đủ 6 tháng tuổi.


*

Lưu ý rằng, trong thời gian nghỉ để hưởng chế độ thai sản ở các trường hợp đặc biệt nêu trên sẽ bao gồm luôn cả những ngày nghỉ lễ, Tết và ngày nghỉ hằng tuần.
Căn cứ vào điều 31 khoản 1 của luật Bảo hiểm xã hội, người lao động là nam sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu sở hữu đủ 2 điều kiện dưới đây:
Đang tham gia vào bảo hiểm xã hội; Bắt buộc có vợ sinh con.

Do đó, người lao động là nam chỉ cần hiện tại đang tham gia bảo hiểm xã hội, không cần tính thời gian đã tham gia bao lâu và có vợ đang sinh con thì sẽ hoàn toàn được hưởng chế độ nghỉ thai sản đúng với quy định của pháp luật.

Xem thêm: Apple Iphone 11 Pro Max 512Gb Bao Nhiêu Tiền, Apple Iphone 11 Pro Max


Trên đây là chia sẻ thực tế từ Luật Dragon về vấn đề khi vợ đẻ chồng được nghỉ bao nhiêu ngày và các lưu ý cũng như điều kiện về chế độ nghỉ thai sản như thế nào để đúng với pháp luật . Nếu còn gì thắc mắc hay khó khăn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua https://thanglon39.com/ để được trợ giúp trong thời gian sớm nhất.

Luật Hôn nhân gia đình


Thư viện pháp luật
Luật Hình sự Luật Doanh nghiệp Luật Đất đai Luật Hôn nhân gia đình Thu hồi nợ Luật Trọng tài thương mại