Thai Nhi Bao Nhiêu Tuần Tuổi Thì Mọc Tóc?

  -  

Thai nhi tháng thứ 4 bắt đầu mọc tóc, các lông tơ bắt đầu xuất hiện ở các vùng da có nang tóc. Tóc thai nhi tăng độ dài nhanh chóng vào tháng thứ 5 và chậm lại kể từ tháng thứ 7. Để tóc con khỏe và đẹp hơn sau khi sinh mẹ bầu nên bổ sung protein, vitamin B, C trong bữa ăn hàng ngày.Thai nhi tháng thứ mấy thì mọc tóc?Nang tóc xuất hiện cùng lúc với các...

Bạn đang xem: Thai nhi bao nhiêu tuần tuổi thì mọc tóc?

Có thể bạn quan tâm:

Thai nhi tháng thứ 4 bắt đầu mọc tóc, các lông tơ bắt đầu xuất hiện ở các vùng da có nang tóc. Tóc thai nhi tăng độ dài nhanh chóng vào tháng thứ 5 và chậm lại kể từ tháng thứ 7. Để tóc con khỏe và đẹp hơn sau khi sinh mẹ bầu nên bổ sung protein, vitamin B, C trong bữa ăn hàng ngày.


Mục lục

Phân biệt ho mọc tóc và ho bệnh lý như thế nào?

Thai nhi tháng thứ mấy thì mọc tóc?

Nang tóc xuất hiện cùng lúc với các tế bào da. Chúng phân bố đều trên toàn thân thai nhi từ các khu vực như mắt, lông mày, cằm… đến da ở vùng lưng, bụng và tay. Các nang này trong ba tháng đầu chưa phát triển.

Qua tháng thứ 4 chúng bắt đầu hình thành nên lông tơ có ở các vùng da có nang tóc. Riêng phần nang tóc ở trên đầu phát triển thành tóc riêng biệt. Các tuyến bã nhờn cũng phát triển cùng với các nang tóc này.


*
Thai nhi tháng thứ mấy thì mọc tóc, mẹ bầu có bị ho không?

Giai đoạn nào tóc của thai nhi phát triển nhanh nhất?

Trong ba tháng giữa thai kỳ sẽ là khoảng thời gian lông và tóc trên người thai nhi phát triển mạnh mẽ và trở nên hoàn thiện. Tóc thai nhi tăng độ dài nhanh chóng vào tháng thứ 5, tuy nhiên khi bước sang tháng thứ bảy thì tốc độ dài của tóc chậm lại.

Cùng với đó, lông tơ ở các vùng cơ thể khác của bé cũng có tốc độ phát triển giống như tóc. Tuy nhiên, vào khoảng tháng thứ 8 thì lông tơ trên cơ thể bé sẽ rụng sạch không lưu lại như tóc trên đầu. Vì vậy, khi bé chào đời cơ thể bé luôn sạch sẽ, mịn màng.

Mẹ bầu ăn gì để tóc con khỏe và đẹp hơn sau khi sinh?

Mái tóc dày, đẹp khi sinh con ra là mong muốn của nhiều bà mẹ bầu. Thế nhưng không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng được mang đặc điểm như vậy.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu muốn sinh con ra có mái tóc dày, dài thì nên bổ sung hai dưỡng chất quan trọng là protein và vitamin B, C trong bữa ăn hàng ngày để kích thích sự phát triển tóc ở thai nhi.

Protein có nhiều trong thịt, cá và đậu nành, sữa… Vitamin B, C được tìm thấy nhiều trong các loại rau lá xanh và trái cây tươi…

Thai nhi mọc tóc mẹ bầu có bị ho không?

Theo ông bà ta ngày xưa, mẹ bầu ho khi mang thai tháng thứ 4 là dấu hiệu cho biết em bé trong bụng của mẹ đang bắt đầu mọc tóc. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào tìm ra sự liên quan giữa 2 vấn đề này.

Xem thêm: Giải Thích Câu Tục Ngữ Giặc Đến Nhà Đàn Bà Cũng Đánh Là Câu Nói Của Ai

Việc ho khi mang thai rất có thể là dấu hiệu bệnh lý và nếu mẹ không tìm cách để ngăn chặn, chúng sẽ nhanh chóng phát triển thành viêm phổi, gây nguy hại đến thai nhi.

Phân biệt ho mọc tóc và ho bệnh lý như thế nào?

Ho mọc tóc

Từ sau tuần thai thứ 14, thai nhi trong bụng mẹ sẽ mọc những sợi tóc đầu tiên. Khi đến giữa 20 tuần tuổi, một lớp lông tơ mềm sẽ bọc quanh bé và tự rụng đi sau khi em bé sinh ra. Một số thai phụ có triệu chứng ho kéo dài trong giai đoạn này và các cụ cho rằng đó là do tóc bé mọc gây ho cho mẹ.

Đặc điểm của ho mọc tóc theo như lời người xưa truyền lại là ho không đàm, thở dễ dàng và cơn ho không đủ mạnh, không sốt.

Ho bệnh lý

Hệ miễn dịch suy yếu và sự thay đổi thất thường của thời tiết chính là những lý do khiến cho mẹ bầu dễ bị các loại vi khuẩn, vi rút tấn công, chúng có thể gây ra những cơn ho dai dẳng và kéo dài trong nhiều ngày. Mẹ có thể nhận biết những cơn ho bệnh lý dựa vào những dấu hiệu dưới đây:

Ho có đàm nhớt, vàng đặc.

Có thể đi kèm các triệu chứng đau ngực, gây ra khó thở.

Nếu cơn sốt bắt đầu xuất hiện, thì mẹ cần đến bệnh viện ngay lập tức vì đây là dấu hiệu của lao, viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng…đe dọa đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Mẹ bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Đừng tưởng những cơn ho “nhỏ bé” này không gây ảnh hưởng đến thai nhi nhé. Khi mẹ bầu ho mạnh và dai dẳng, việc này có thể gây áp lực lên vùng bụng, ảnh hưởng đến hoạt động của thai nhi, có khả năng dẫn đến nguy cơ động thai hoặc sảy thai.

Xem thêm: Nơi Bán Thuốc Trị Sẹo Hiruscar Giá Bao Nhiêu ? Gel Làm Mờ Sẹo Hiruscar Tuýp 5G

Nếu cơn ho do bệnh lý như viêm phổi khiến mẹ ho nhiều và mạnh có thể làm trầy xước thanh quản, gây chảy máu trong cơn ho rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Lúc này, bạn có thể buộc phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị và được theo dõi liên tục bởi các bác sĩ chuyên khoa.


Tóm lại, thai nhi vào tháng thứ 4 sẽ bắt đầu mọc tóc. Để tóc con khỏe và đẹp hơn sau khi sinh mẹ bầu nên bổ sung protein, vitamin B, C trong bữa ăn hàng ngày đấy nhé! Chúc mẹ bầu luôn khỏe!


Từ khóa:

bà bầu ho mọc tóc ở tháng thứ mấythai nhi mọc tóc mẹ bị ngứatháng thứ mấy thì thai nhi biết đạpthai nhi mấy tháng thì quay đầubà bầu không bị ho mọc tóc