Sông mekong chảy qua bao nhiêu nước

  -  
*
AFP

Tiểu vùng sông Mekong đã trở thành trọng tâm trong những tính toán chiến lược của Bắc Kinh khi Trung Quốc phải đối mặt với sự phản kháng ngày càng tăng từ Mỹ và các nước khác. Đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) dường như đang củng cố một vài xu hướng trong quan hệ của Trung Quốc với các nước thuộc sông Mekong. Trong kịch bản đang nổi lên này, Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục tập trung vào tiểu vùng sông Mekong trong giai đoạn hậu COVID-19.

Bạn đang xem: Sông mekong chảy qua bao nhiêu nước

Sông Mekong là con sông vô cùng quan trọng của khu vực Đông Nam Á lục địa. Sông Mekong với độ dài 4350 km, là con sông dài nhất ở Đông Nam Á, dài thứ 7 ở châu Á và dài thứ 12 trên thế giới. Con sông này góp phần tạo ra sinh kế cho khoảng 66 triệu người đang sinh sống dọc hai bên bờ sông. Vùng bồn trũng của con sông này có diện tích khoảng 795.000 km2, là nơi tạo ra các nguồn nông sản rất lớn, ví dụ khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long - là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam.

Sông Mekong khởi nguồn từ các dòng sông băng ở Tây Tạng, chảy qua tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc và chảy qua 5 quốc gia khác là Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Do đó, con sông hùng vĩ này còn được biết đến dưới nhiều cái tên như Sông Cửu Long trong tiếng Việt hay Tonle Than trong tiếng Khmer, và tất cả những cái tên này đều chứng tỏ sức mạnh to lớn của nó. Người Trung Quốc gọi tên nó là sông Lan Thương (Lancang).

Mekong đang hấp hối

Tuy nhiên, con sông này đang ở trong những ngày cuối của một “hệ sinh thái khỏe mạnh”. Hè năm 2019, mực nước sông Mekong đã hạ xuống mức thấp nhất trong vòng một thế kỷ qua. Mùa Xuân năm 2020, một số người Campuchia - quốc gia phụ thuộc vào sông Mekong hơn bất kỳ quốc gia nào khác - cho biết sản lượng đánh bắt cá của họ chỉ bằng 10-20% các năm trước. Tuy nhiên, tình trạng suy thoái của sông Mekong không phải là một tai nạn không thể tránh khỏi, việc xây dựng quá mức các con đập ở Trung Quốc, cộng với tác động của biến đổi khí hậu, đã “cướp đi sự giàu có của dòng sông”.

Xem thêm: Năm 2016 Là Năm Thứ Bao Nhiêu Kỷ Niệm Thực Hiện Di Chúc Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh?

images/9156ef0c-70d2-4948-92f2-9036036e2e30.jpeg" alt="*">

*

Các nhà nghiên cứu đang lo ngại rằng những con đập của Trung Quốc sẽ giữ lại nhiều nước trên sông Mekong trong năm nay, tương tự như tình trạng dòng chảy không ổn định sau mùa mưa năm ngoái làm trầm trọng thêm hạn hán ở vùng Đông Bắc Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.

Theo một nhóm các nhà nghiên cứu ở Mỹ, các con đập của Trung Quốc gần đây đã làm trầm trọng thêm hạn hán ở Đông Bắc Thái Lan và những nước vùng hạ sông Mekong như Lào, Campuchia và Việt Nam.

Trung Quốc đang tích cực kiểm soát khu vực Mekong

Trong những năm qua, Trung Quốc đã tuyên bố sở hữu thực tế đối với dòng sông và kết quả là họ đang kiểm soát một phần đáng kể của nền kinh tế khu vực Đông Nam Á lục địa. Do mức độ kiểm soát của Trung Quốc, Mekong đang dần trở thành một Biển Đông kế tiếp - tuyến đường thủy chiến lược mà Bắc Kinh có các yêu sách bành trướng và ngày càng siết chặt quyền kiểm soát.

Xem thêm: Bảng Giá Thay Dàn Áo Xe Vision Giá Bao Nhiêu, Giá Dàn Nhựa Xe Vision

Đông Nam Á có vị trí đặc biệt trong tư duy chính sách của Trung Quốc xuất phát từ các mối quan hệ lịch sử và kinh tế. Hiện khoảng 30 triệu người Hoa đang sinh sống rải rác khắp nơi trong khu vực này. Kể từ đầu những năm 2010, Bắc Kinh đã theo đuổi các mối quan hệ gần gũi hơn với các quốc gia này thông qua sáng kiến “Cộng đồng chung vận mệnh”. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình, cho rằng đây là một sáng kiến phát triển toàn diện và hợp tác cùng có lợi, mang lại “cảm giác tiền định về tính chất tất yếu của định mệnh gắn bó” giữa Trung Quốc và ASEAN, qua đó tiếp tục thúc đẩy hội nhập sâu rộng hơn của Đông Nam Á vào một trật tự trong đó Trung Quốc giữ vai trò trung tâm nhằm cạnh tranh với “Đồng thuận Washington” do Mỹ dẫn dắt.