Mức khoán chi tiền điện thoại là bao nhiêu

  -  
*

Đăng ký học HỌC KẾ TOÁN THỰC TẾ KẾ TOÁN THUẾ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN MẪU BIỂU - CHỨNG TỪ NGHỀ NGHIỆP - VIỆC LÀM VAN BẢN PHÁP LUẬT MỚI




Phụ cấp điện thoại có được miễn thuế TNCN? Phụ cấp điện thoại có tính thuế TNCN? phụ cấp điện thoại tối đa là bao nhiêu? Phụ cấp điện thoại có phải đóng BHXH không?... Kế toán Thiên Ưng xin trích các quy định về khoản tiền phụ cấp điện thoại cho nhân viên:

1. Phụ cấp điện thoại có tính thuế TNCN không:Căn cứ theo điểm 2 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:"Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế2. Thu nhập từ tiền lương, tiền côngThu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau: đ.4.1) Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính. đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. đ.4.3) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài."-> Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN hiện hành cụ thể như sau:
2. Mức phụ cấp điện thoại được trừ khi tính thuế TNDN:Căn cứ theo khoản 1 và 2 điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC quy định:"1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.b) Các Khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty"
Như vậy:- KHÔNG có quy định phụ cấp điện thoại tối đa là bao nhiêu.

Bạn đang xem: Mức khoán chi tiền điện thoại là bao nhiêu

Có 2 trường hợp như sau:a, Nếu khoản chi phí điện thoại cho người lao động phục vụ cho kinh doanh có hóa đơn hợp pháp ghi tên, địa chỉ, Mã số thuế Công ty => Thì được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN và không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.b, Nếu làkhoán chi => thì Mức khoán chi Phụ cấp điện thoại được miễn thuế TNCN phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế TNDN.- Mà các văn bản hướng dẫn về Luật thuế thu nhập doanh nghiệp như sau: “Phải ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty. +) Nếu mức khoán chi phụ cấp điện thoại ở trong mức mà DN quy định trong các hồ sơ trên => Thì khoản phụ cấp điện thoại được miễn thuế TNCN và được trừ khi tính thuế TNDN. +) Nếu mức khoán chi cao hơn mức mà DN quy định trong các hồ sơ trên => Thì phần cao hơn đó sẽ bị tính thuế TNCN và bị loại khỏi chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.Nhưng: Các bạn cũng nên xây dựng cho hợp lý với tình hình thực tế của Doanh nghiệp nhé (đừng xây dựng mức khoán chi cao quá thực tế là bị loại đó nhé, vì chi không đúng thực tế, không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh).Ví dụ: 1 nhân viên văn phòng đã được công ty trang bị cho 1 điện thoại bàn => Nhưng lại chi thêm phụ cấp điện thoại mấy triệu/tháng (thì không hợp lý).- Hoặc 1 nhân viên văn phòng (được trang bị điện thoại bàn) và 1 bạn nhân viên kinh doanh đi thị trường (ko được trang bị điện thoại bàn và thường xuyên gọi cho khách hàng) => Thì phụ cấp điện thoại cho 2 bạn này nên ở mức khác nhau.
------------------------------------------------------------
4. Cách hạch toán tiền phụ cấp điện thoại cho nhân viên:Lưu ý: Nhân viên được phụ cấp tiền điện thoại làm ở bộ phận nào => Thì các bạn hạch toán vào chi phí của bộ phận đó nhé.Ví dụ: Tiền phụ cấp điện thoại cho nhân viên A làm kế toán tại văn phòng công ty => Thì các bạn hạch toán vào Chi phí quản lý nhé:Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có các TK 334.
5. Dưới đây là 1 số Công văn về phụ cấp điện thoại cho nhân viêncác bạn tham khảo nhé:
Công văn của Tổng cục thuế:- Về Khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân: +) Trường hợp Khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân nếu được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thì Khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân là thu nhập được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN. +) Trường hợp đơn vị chi tiền điện thoại cho người lao động cao hơn mức khoán chi quy định thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

Xem thêm: Con Gái Của "Hoa Khôi Bóng Chuyền" Kim Huệ, Vì Sao Hoa Khôi Bóng Chuyền Bị Vfv Kỷ Luật


Công văn của Cục thuế Hà Nội:- Trường hợp Công ty của Độc giả có khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại,... cho người lao động phù hợp với mức khoán chi quy định tại quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì Công ty được tính khoản chi này vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).- Người lao động nhận khoản chi trong mức khoán của Công ty thì không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN. +) Trường hợp Công ty chi cho người lao động cao hơn mức khoán chi thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty của Độc giả khoán chi tiền điện thoại cho người lao động nếu được ghi cụ thể điều kiện hưởng và một trong số các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thì khoản khoán chi này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty áp dụng hình thức khoán chi công tác phí, phụ cấp tiền điện thoại cho người lao động được ghi cụ thể Điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, nếu mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì khoản khoán chi này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
Công văn của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh:- Trường hợp Công ty chi hỗ trợ tiền điện thoại cho người lao động bằng tiền (thanh toán hàng tháng cùng với tiền lương) được quy định trong sổ tay nhân viên và chính sách, quy chế của Công ty hoặc tại Hợp đồng lao động thì khoản trợ cấp này là thu nhập từ tiền lương, tiền công và phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.- Trường hợp Công ty chi hỗ trợ tiền điện thoại cho người lao động để phục vụ sản xuất kinh doanh, có hóa đơn hợp pháp mang tên, địa chỉ và mã số thuế Công ty thì khoản chi trả này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
Đối với khoản khoán chi tiền điện thoại theo mức cố định hàng tháng cho cá nhân nếu được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty quy định theo quy chế tài chính của Công ty thì khoản khoán chi này Công ty được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN và tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
Căn cứ quy định trên khoản chi phí điện thoại cho người lao động phục vụ cho kinh doanh có hóa đơn hợp pháp ghi tên, địa chỉ, Mã số thuế Công ty được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN và không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.- Khoản khoán chi tiền điện thoại cho người lao động được quy định cụ thể tại hợp đồng lao động Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thường do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty thì được xác định là chi phí tiền lương tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN, người lao động nhận được khoản thu nhập khoán theo mức cố định hàng tháng này phải tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công để kê khai nộp thuế TNCN theo quy định.
- Trường hợp Công ty có chi trả tiền phụ cấp điện thoại và nhà ở theo mức cố định hàng tháng cho người lao động thì khoản thu nhập này phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động và được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.- Đối với phần khoán chi tiền điện thoại thực hiện theo đúng quy định tại Điểm đ.4 Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì không tính thuế TNCN.

Xem thêm: Hương Witch Là Ai - Beauty Blogger Hương Witch


------------------------------------------------------------Kế toán Thiên Ưng chúc các bạn làm tốt công việc kế toán!Nếu bạn muốn học kê khai thuế tháng/quý, xác định các khoản chi phí được trừ - không được trừ, quyết toán thuế TNCN, TNDN cuối năm … có thể tham gia Khóa học kế toán thuế thực tế chuyên sâu.------------------------------------------------------------
Cùng chủ đề: phụ cấp điện thoại có tính thuế tncn, phụ cấp điện thoại tối đa là bao nhiêu, phụ cấp điện thoại có được miễn thuế tncn, phụ cấp điện thoại có phải đóng BHXH không, phụ cấp điện thoại có bị tính thuế tncn không, phụ cấp điện thoại bằng tiền có tính thuế tncn, Quy định mức tối đa phụ cấp điện thoại, tiền phụ cấp điện thoại cho nhân viên, quy định về phụ cấp điện thoại, mức phụ cấp tiền điện thoại tối đa, Phụ cấp điện thoại có đóng BHXH không