Mất bao nhiêu máu thì chết

  -  

Máu là một một mô lỏng lưu thông trong hệ tuần hoàn của cơ thể, chiếm khoảng 7% trọng lượng cơ thể và có vai trò cực kỳ quan trọng với sức khỏe cũng như hoạt động sống của con người. Tế bào máu được cơ thể sản sinh hàng ngày nhằm thay thế cho tế bào máu chết đi và thất thoát do chấn thương chảy máu. Vậy cơ thể chúng ta sản xuất bao nhiêu máu một ngày? Con người sẽ chết đi nếu mất bao nhiêu máu?

1. Cơ thể chúng ta có bao nhiêu lít máu?

Trung bình ở người trưởng thành, trong cơ thể sẽ có tổng khoảng 5 lít máu tuy nhiên sẽ có sai lệch giữa mỗi người, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Các bác sĩ thường tính tổng lượng máu trong cơ thể một người dựa trên khối lượng và độ tuổi, ngoài ra sẽ xét đến 1 vài yếu tố đặc biệt khác như người trong giai đoạn mang thai, người vừa phẫu thuật, mất máu,…

*

Lượng máu trong cơ thể chiếm tới khoảng 7% tổng trọng lượng

So với trọng lượng cơ thể, lượng máu thường chiếm từ 7 - 10 %, khác nhau ở từng độ tuổi như sau:

Người trưởng thành: Lượng máu chiếm từ 7 - 8% trọng lượng cơ thể.

Bạn đang xem: Mất bao nhiêu máu thì chết

Trẻ nhỏ: lượng máu chiếm từ 8 - 9% trọng lượng cơ thể.

Trẻ sơ sinh: Lượng máu chiếm từ 9 - 10% trọng lượng cơ thể.

Tuy nhiên ở phụ nữ mang thai, để nuôi dưỡng thai phát triển, lượng máu trong cơ thể mẹ nhiều hơn từ 30 - 50% so với bình thường. Với lượng máu trong cơ thể tương đối lớn này, nếu mất đi lượng máu nhỏ thì cơ thể sẽ không gặp vấn đề nghiêm trọng gì.

*

Cơ thể phụ nữ mang thai sản xuất nhiều máu hơn bình thường

Song nếu mất lượng máu lớn thì sức khỏe, thậm chí là tính mạng của bạn sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Nếu không kịp thời truyền máu, các cơ quan bị thiếu máu nuôi sẽ dần giảm chức năng, hoại tử và khiến người bệnh tử vong. Cơ thể con người vẫn sản xuất máu liên tục hàng ngày, tuy nhiên nếu lượng máu thất thoát lớn hơn cũng ảnh hưởng đến sức khỏe chung.

2. Cơ thể chúng ta sản xuất bao nhiêu máu một ngày?

Giống như các loại tế bào khác trong cơ thể, tế bào máu cũng có thời gian sống nhất định, chúng sẽ “lão hóa” và chết đi. Để bù lại lượng tế bào máu mất đi, cơ thể vẫn luôn sản xuất tạo máu mới liên tục. Tốc độ sản xuất này ước tính vào khoảng 2 triệu tế bào hồng cầu mỗi giây.

Tủy xương là nơi đảm nhiệm vị trí tạo tế bào máu mới từ tế bào gốc. Quá trình tạo mới tế bào máu này diễn ra liên tục cho đến khi cơ thể chết đi, nghĩa là mỗi ngày chúng ta đều được nhận lượng máu mới nhất định.

Ngoài tế bào hồng cầu thì máu gồm nhiều thành phần khác với nhiệm vụ khác nhau, cũng được sản xuất liên tục đưa vào hệ thống máu chung như:

Tiểu cầu: có tác dụng cầm máu.

Bạch cầu: Có tác dụng chống lại nhiễm trùng và tác nhân lạ gây bệnh.

Huyết tương: Vận chuyển các chất hòa tan trong máu, hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch.

Xem thêm: Phim Ba Mươi Chưa Phải Là Hết Bao Nhiêu Tập, 30 Chưa Phải Là Hết

*

Máu được cơ thể sản xuất liên tục bù vào lượng máu mất đi

Trong các thành phần của máu, hồng cầu với vai trò vận chuyển oxy và cacbon dioxit được sản xuất trong thời gian dài nhất. Trung bình cơ thể cần khoảng 24 giờ để thay thế lượng huyết tương cơ thể mất đi nhưng tế bào máu đỏ thì cần đến 4 - 6 tuần.

Với các hoạt động hiến máu, mất máu do hiến tạng hoặc chấn thương, nếu điều trị và dinh dưỡng tích cực, cơ thể cũng cần ít nhất vài tháng để nồng độ sắt và lượng máu trở về bình thường.

3. Làm sao để cơ thể không bị thiếu máu?

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc cơ thể sản xuất máu mới hàng ngày, đảm bảo không bị thiếu hụt ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan. Vì thế, quan tâm đến chế độ dinh dưỡng là việc hàng đầu để duy trì lượng máu an toàn trong cơ thể. Đặc biệt nếu vừa bị mất máu do hiến máu, hiến tạng, phẫu thuật hoặc chấn thương thì càng phải tăng cường các thực phẩm tốt, thúc đẩy quá trình tạo máu mới của cơ thể.

Dưới đây là những nhóm thực phẩm quan trọng cơ thể cần hấp thu để tạo máu, hãy đảm bảo luôn cung cấp đủ hàng ngày:

Thực phẩm giàu sắt

Sắt là thành phần quan trọng để tủy xương sản xuất hemoglobin trong hồng cầu. Nếu cơ thể thiếu sắt, không chỉ hoạt động sản xuất máu mới bị gián đoạn mà tế bào hồng cầu được tạo ra có thể chết sớm hơn bình thường hoặc mất khả năng vận chuyển oxy.

*

Bổ sung đủ sắt giúp cơ thể sản xuất máu tốt hơn

Cơ thể có thể hấp thu sắt từ những loại thực phẩm như: động vật có vỏ như hến, sò, hàu, ngũ cốc, cải bó xôi, cacao, thịt bò, đậu hũ, gan bò, gan gà, các loại cá biển, đậu,…

Thực phẩm giàu Vitamin B12

Nếu như sắt là thành phần cấu tạo hồng cầu thì Vitamin B12 có vai trò quan trọng đảm bảo sự phát triển bình thường của hồng cầu mới. Thiếu hụt Vitamin B12 có thể khiến tế bào hồng cầu phát triển bất thường, mất chức năng vận chuyển oxy.

Các thực phẩm giúp bạn bổ sung Vitamin này cho cơ thể gồm: các loại thịt đỏ, động vật có vỏ, sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại cá,… Ngoài ra, các thức uống bổ sung Vitamin cũng thường chứa cả Vitamin B12, bạn có thể bổ sung qua con đường này.

Thực phẩm giàu Vitamin B9

Vitamin B9 được nhiều người biết đến với tên là acid folic, là dưỡng chất quan trọng trong hoạt động của hệ thần kinh. Ngoài ra, hoạt động sản xuất máu mới của cơ thể cũng sử dụng Vitamin B9 nên cơ thể cũng cần bổ sung đủ loại dinh dưỡng này hàng ngày.

Trong khẩu phần ăn, bạn có thể bổ sung acid folic bằng những thực phẩm như: gan bò, măng tây, quả cam, ngũ cốc, bánh mì, các loại đậu và rau xanh lá,…

*

Acid folic cũng tham gia vào hoạt động sản xuất máu của cơ thể

Cơ thể chúng ta sản xuất bao nhiêu máu một ngày? Với lượng máu cơ thể sản xuất mỗi ngày đủ bù đắp cho tế bào máu chết do già đi. Nếu có chấn thương hoặc mất máu nhiều bất thường, cơ thể sẽ tăng lượng sản xuất máu nhưng vẫn cần thời gian tương đối dài để hồi phục. Vì thế, việc bảo vệ cơ thể tránh mất máu là rất quan trọng.

Xem thêm: Quán Quân Olympia Phan Đăng Nhật Minh Sinh Năm Bao Nhiêu, Nhân Vật Truyền Hình Phan Đăng Nhật Minh

Nếu cần hỗ trợ thêm, liên hệ với thanglon39.com qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.