Liên hợp quốc có bao nhiêu thành viên

  -  

2. LHQ hiện có 193 nước thành viên và 2 nước là quan sát viên. Về cơ cấu tổ chức, LHQ có 6 cơ quan chính là Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế, Hội đồng Thác quản, Tòa án Quốc tế và Ban Thư ký. Ngoài ra, LHQ còn có nhiều cơ quan chuyên môn khác như Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của LHQ (FAO), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)…

Điều 2 Hiến chương LHQ khẳng định nguyên tắc hoạt động: “LHQ được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả các quốc gia thành viên”. Để đảm bảo nguyên tắc bình đẳng này, quốc kỳ các quốc gia thành viên được treo trước trụ sở LHQ theo nguyên tắc tuần tự mẫu tự Latin theo vần ABC tên các quốc gia đó. Hội đồng Bảo an (Security Council) là cơ quan thường trực quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của LHQ, có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Hội đồng Bảo an có 15 thành viên, bao gồm 5 thành viên thường trực (đương nhiên, không phải bầu, có quyền phủ quyết) và 10 ủy viên không thường trực được bầu với nhiệm kỳ 2 năm phân chia theo khu vực. Mọi nghị quyết của Hội đồng Bảo an phải được thông qua với 9/15 và có sự nhất trí của 5 thành viên thường trực.




Bạn đang xem: Liên hợp quốc có bao nhiêu thành viên

*
Cán bộ, chiến sĩ Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 1 thuộc Lực lượng Gìn giữ hòa bình LHQ trở về Việt Nam sau một năm làm nhiệm vụ tại Nam Sudan, vào tháng 11/2019. (Ảnh: plo.vn)

3.

Xem thêm: Nhạc Phẩm Xin Hỏi Anh Là Ai ? Sao Bắt Tôi, Tôi Xin Hỏi Anh Là Ai



Xem thêm: Việt Nam Có Bao Nhiêu Đại Tướng, Việt Nam Có Tất Cả Bao Nhiêu Đại Tướng

Từ khi tham gia LHQ, Việt Nam luôn nghiêm túc thực hiện Hiến chương LHQ, tham gia vào các nỗ lực chung của quốc tế trong việc bảo vệ hòa bình, luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp xung đột thông qua các biện pháp hòa bình…

Năm 1997, Việt Nam giữ cương vị Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ. Việt Nam cũng tham gia nhiều tổ chức của LHQ như: Hội đồng Kinh tế - Xã hội (ECOSOC, nhiệm kỳ 1998 - 2000 và 2016 - 2018), Hội đồng Chấp hành của Chương trình Phát triển LHQ (UNDP, nhiệm kỳ 2000 - 2002), Phó Chủ tịch thứ hai Ủy ban Luật pháp Quốc tế (ILC, năm 2016)... Việt Nam đã tham gia tất cả 3 trụ cột hoạt động của LHQ là Hòa bình - An ninh, Phát triển và Quyền con người. Đặc biệt, trong lĩnh vực hòa bình, Việt Nam chủ động, tích cực trong việc đấu tranh, bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ như nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực…

Việt Nam đã chủ động đóng góp tích cực và ngày càng thực chất đối với hoạt động của LHQ. Việt Nam được LHQ và cộng đồng quốc tế đánh giá là một điển hình thành công trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và là một quốc gia quyết tâm, nghiêm túc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu…

Trong lĩnh vực quyền con người, Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014 - 2016, góp phần thúc đẩy việc bảo vệ và phát huy quyền con người và đang vận động để ứng cử là thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023 - 2025…

Trên cương vị là Ủy viên Không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, năm 2020, theo đề xuất của Việt Nam, Đại hội đồng LHQ đã thông qua sáng kiến của nước ta với nghị quyết về việc lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế Phòng chống dịch bệnh. Bằng đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, đa phương hóa các quan hệ quốc tế, Việt Nam đã có rất nhiều đối tác chiến lược, đối tác toàn diện…


*

Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại nhất quán của Việt Nam là: “Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam”.

Những ngày tháng 9 này, sau khi thăm nước bạn truyền thống là Cuba, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ thăm Mỹ và dự phiên thảo luận của Đại hội đồng LHQ khóa 76. Đây tiếp tục là những hoạt động khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, đa phương hóa của Việt Nam.

Mở đầu bản Hiến chương LHQ đã nêu rõ mục đích của tổ chức này: "Chúng tôi, những dân tộc của LHQ, quyết tâm cứu những thế hệ mai sau khỏi thảm họa chiến tranh...". Nhưng từ khi Hiến chương ra đời, xung đột, chiến tranh vẫn diễn ra khốc liệt ở nhiều nơi trên thế giới. Là một dân tộc chịu nhiều mất mát do chiến tranh, Việt Nam đã và đang có những đóng góp đầy trách nhiệm trong ngôi nhà chung của LHQ vì hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới.