ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CÓ BAO NHIÊU TỈNH

  -  

(Thanh tra) - Theo đánh giá của lãnh đạo Bộ Y tế, các tỉnh, TP đồng bằng sông Cửu Long thực hiện phương án “4 tại chỗ” chưa triệt để, mà “đang chạy theo dịch”, tức là dịch bệnh xuất hiện mới bắt đầu quan tâm đến giải pháp về trang thiết bị y tế, nhân lực…



Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đã họp trực tuyến với 12 tỉnh, TP đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Đ.Nam

Chiều 12/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 đã họp trực tuyến với 12 tỉnh, TP đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang) để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Bạn đang xem: đồng bằng sông cửu long có bao nhiêu tỉnh

Dịch đã xuất hiện một số bệnh viện, chợ đầu mối, doanh nghiệp

Báo cáo tại cuộc họp, lãnh đạo 12 tỉnh, thành trên cho biết, thời gian qua, các ca mắc COVID -19 trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh. Tất cả các tỉnh, thành trong khu vực đều đã ghi nhận bệnh nhân COVID-19. Dịch bệnh đã xuất hiện tại một số bệnh viện, chợ đầu mối, doanh nghiệp…

Một số địa phương có diễn biến dịch phức tạp, đang là “điểm nóng” với hàng trăm ca mắc đã được ghi nhận, buộc phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15/CT-TTg, Chỉ thị 16/CT-TTg với nhiều huyện, thị, TP.

Hiện đa số các tỉnh đang gặp khó khăn trong quản lý người về từ các địa phương có dịch (TP Hồ Chí Minh, Bình Dương); kiểm soát các tuyến quốc lộ, bảo đảm vận chuyển hàng hoá, nông sản liên tỉnh.

Năng lực truy vết, xét nghiệm nhiều địa phương hạn chế; máy xét nghiệm, sinh phẩm, trang thiết bị y tế còn thiếu, cơ bản mới ở mức tối thiểu nhưng khó khăn trong việc mua sắm…

Đơn cử, với khả năng xét nghiệm đạt 700 mẫu/ngày/2 máy Realtime RT-PCR, Trà Vinh đang thiếu sinh phẩm, hóa chất, vật tư y tế... trong khi số ca mắc tại tỉnh có xu hướng tăng nhanh, 8/9 huyện, thị xã đã có ca mắc COVID-19.

Tương tự, khả năng xét nghiệm của Hậu Giang hiện nay chỉ đạt được 60% so với nhu cầu phòng, chống dịch (khoảng 400 mẫu/ngày)…

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên lưu ý, các tỉnh, TP đồng bằng sông Cửu Long thực hiện phương án “4 tại chỗ” chưa triệt để, mà “đang chạy theo dịch”, tức là dịch bệnh xuất hiện mới bắt đầu quan tâm đến giải pháp về trang thiết bị y tế, nhân lực… “Một số địa phương còn biểu hiện lúng túng”, ông Tuyên nói.

Từ đó, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị, các tỉnh, thành phải tăng cường công tác phòng, chống dịch, trong đó phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm.

Liên quan đến vấn đề xuất nghiệm, theo ông Tuyên, các tỉnh, thành cần căn cứ vào kết quả điều tra dịch tễ để triển khai lấy mẫu xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, ưu tiên sử dụng xét nghiệm RT-PCR kết hợp với xét nghiệm nhanh theo mức độ nguy cơ dịch bệnh ở từng khu vực, bảo đảm chính xác, hiệu quả cũng như nâng cao trình độ đội ngũ làm xét nghiệm RT-PCR mẫu đơn, mẫu gộp.

“Tuyệt đối tránh tình trạng lấy mẫu về mà không xét nghiệm hết để trả kết quả trong vòng 24 giờ. Các kết quả xét nghiệm phải có đầy đủ thông tin, kể cả nồng độ virus để phục vụ công tác truy vết, điều tra dịch tễ”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.

Xem thêm: Nỗi Khổ Của Hari Won Khi Làm Vợ Trấn Thành Là Ai, Tiểu Sử Hari Won

Về vấn đề lưu thông hàng hoá, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Phan Thị Thu Hiền cho biết, Tổng cục đã ban hành Văn bản số 4658 hướng dẫn cấp mã QR, thẻ nhận diện, tạo “luồng xanh” cho các phương tiện vận tải hàng hóa; vận chuyển công nhân, chuyên gia và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan từ TP Hồ Chí Minh đi các tỉnh và ngược lại, trong thời gian TP giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg.

Theo bà Hiền, hiện, các chốt kiểm soát ở khu vực phía Nam tương đối thông thoáng, các phương tiện có thể lưu thông. Thủ tục cấp mã QR-code và thẻ nhận diện ngắn gọn…

Tập trung cao độ, trực chiến ứng phó dịch COVID -19

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý, với việc xuất hiện nhiều ca nhiễm, chuỗi lây nhiễm phức tạp trong cộng đồng do người đi về từ vùng dịch, các tỉnh cần phải nâng cao cảnh giác, không được chủ quan, lơ là. Tất cả người về từ vùng dịch đều phải khai báo y tế, điều tra dịch tễ, xét nghiệm, cách ly phù hợp

*
*
*
*
 Phó Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long tập trung cao độ trong điều hành trực chiến ứng phó dịch COVID -19. Ảnh: Đ.Nam

Lãnh đạo Chính phủ nêu rõ, diễn biến dịch bệnh còn rất phức tạp. Từ đó, ông yêu cầu lãnh đạo các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long tập trung cao độ trong điều hành trực chiến. Từng tỉnh, thành phải rà soát, nắm lại tình hình, số lượng máy móc, sinh phẩm, vật tư y tế, cơ sở cách ly tập trung, cơ sở điều trị, đội ngũ lấy mẫu, xét nghiệm.

Những khu vực còn an toàn phải giữ cho bằng được. Nếu có ca nhiễm phải khoanh ngay lập tức, gọn nhất có thể, trong trường hợp chưa đủ thông tin thì khoanh rộng, khẩn trương truy vết, điều tra dịch tễ để thu gọn lại.

“Đã khoanh là phải rất chặt, rất nghiêm”, Phó Thủ tướng nêu rõ, không được để “ngoài chặt trong lỏng”, dẫn đến lây nhiễm chéo, mất kiểm soát.

Một lần nữa nhấn mạnh phải giữ an toàn bằng được các bệnh viện, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương tăng tần suất xét nghiệm sàng lọc tại bệnh viện; kích hoạt ngay hệ thống theo dõi, giám sát, nắm bắt thông tin người có triệu chứng, đến tận nhà lấy mẫu xét nghiệm; tập trung nâng cao năng lực xét nghiệm PCR mẫu gộp…

Các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long cũng phải thiết lập ngay hệ thống thông tin, dữ liệu cập nhật liên tục tình hình dịch bệnh, để phân tích, điều ra dịch tễ, chỉ điểm truy vết, xét nghiệm cũng như phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành chống dịch thống nhất.

Về cách ly F1 tại nhà, Phó Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm “đã làm phải an toàn”. Bên cạnh đó, các tỉnh, thành cần có phương án tổ chức lại hệ thống điều trị bệnh nhân COVID-19 theo 3 cấp (không có triệu chứng hoặc nhẹ, có triệu chứng và bệnh lý nặng) nhằm hạn chế ca bệnh chuyển biến nặng lên và số trường hợp tử vong.

Xem thêm: Bị Tố Mạo Danh Tiến Sĩ Trần Đình Bá Là Ai, Bị Tố Mạo Danh Tiến Sĩ, Ông Trần Đình Bá Nói Gì

Ông giao Bộ Y tế tổng hợp toàn bộ nhu cầu của các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long về sinh phẩm, máy móc, thiết bị, vật tư y tế, trang thiết bị bảo hộ… để có phương án hỗ trợ tối đa.