BÊ TÔNG MÁC 300 CẤP ĐỘ BỀN BAO NHIÊU

  -  

Trong kết cấu xây dựng, bê tông chịu nhiều tác động khác nhau: chịu nén, uốn, kéo, trượt, trong đó chịu nén là ưu thế lớn nhất của bê tông. Do đó, người ta thường lấy cường độ chịu nén là chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng bê tông, gọi là mác bê tông.

Bạn đang xem: Bê tông mác 300 cấp độ bền bao nhiêu


*


Theotiêu chuẩn TCVN 3105:1993, mẫu dùng để đo cường độ là một mẫubê tônghình lập phươngcó kích thước 150× 150× 150mmđược dưỡng hộ trongđiều kiện tiêu chuẩn28 ngày sau khi bê tông ninh kết. Sau đó được đưa vào máy nén để đoứng suấtnén phá hủy mẫu, đơn vị tính bằng MPa (N/mm²) hoặc daN/cm² (kg/cm²).

Khi nói rằng mác bê tông 200 chính là nói tớiứng suấtnén phá hủy của mẫu bê tông kích thước tiêu chuẩn, được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn, được nén ở tuổi 28 ngày, đạt 200 kG/cm².

Trongnhiều hồ sơ thiết kế, thay vì ghi mác bê tông 100#, 200#,...mác bê tông được ghi theo cấp độ bền B (ví dụ B7.5, B10, B12.5,...) gây lúng túng cho kỹ sư giám sát. Do vậy, để dễ hiểu - dễ nhớ, Phòng thí nghiệm LAS-XD 1043xin trích bảng quy đổimác bê tông (M) tương ứng với cấp độ bền (B)từTCVN 5574:2012 để các bạn dễ theo dõi, cụ thể như sau:

Cấp độ bền (B)Cường độ chịu nén (Mpa)Mác bê tông (M)
B3.54.5050
B56.4275
B7.59.63100
B1012.84
B12.516.05150
B1519.27200
B2025.69250
B22.528.90300
B2532.11
B27.535.32350
B3038.53400
B3544.95450
B4051.37500
B4557.80600
B5064.22
B5570.64700
B6077.06800
B6583.48
B7089.90900
B7596.33
B80102.751000

Download bảng quy đổi tại đây

*

Kết cấu bê tông tại chỗ được coi là đạt yêu cầu về mác thiết kế (quy định trong thiết kế) khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu (mác thực tế) không được nhỏ hơn mác thiết kế, nhưng đồng thời phải không có mẫu nào trong các tổ mẫu có kết quả thí nghiệm dưới 85% mác thiết kế.

Xem thêm: Phẫu Thuật Lasik Hết Bao Nhiêu Tiền Bạn Đã Biết Chưa, Bảng Giá Chi Phí Mổ Mắt Cận 2021

Theo tiêu chuẩn Châu Âu(EC2), cấp bền bê tông được ký hiệu là C. Mời quý vị xem bảng quy đổi sang cấp bền B hoặc M của Việt Namtại đây.

Quy định về lấy mẫu bê tông

Theo tiêu chuẩn TCVN 4453:1995- Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu, việc lấy mẫu bê tôngđược quy định như sau:

Các mẫu kiểm tra cường độ bê tông được lấy tại nơi đổ bê tông và được bảo dưỡng ẩm theo TCVN 3105:1993.

Xem thêm: Bánh Bao Thọ Phát Bao Nhiêu Calo, Có Tốt Không? Calo Là Bao Nhiêu?

Các mẫu thí nghiệm xác định cường độ bê tông được lấy theo từng tổ, mỗi tổ gồm ba viên mẫu được lấy cùng một lúc và ở cùng một chỗ theo quy định của TCVN 3105:1993. Kích thước viên mẫu chuẩn 150mm x 150mmx 150mm. Số lượng tổ mẫu được quy định theo khối lượng như sau:

a) Đối với bê tông khối lớn cứ 500m3lấy một tổ mẫu khi khối lượng bê tông trong một khối đổ lớn hơn 1000m3và cứ 250m3láy một tổ mẫu khi khối lượng bê tông trong một khối đổ dưới 1000m3;

b) Đối với các móng lớn, cứ 100m3bê tông lấy một tổ mẫu nhưng không ít hơn một tổ mẫu cho một khối móng;

c) Đối với bê tông móng bệ máy có khối đổ lớn hơn 50m3 lấy một tổ mẫu nhưng vẫn lấy một tổ mẫu khi khối lượng ít hơn 50m3;

d) Đối với khung và các kết cấu móng (cột, dầm, bản, vòm…) cứ 20m3 bê tông lấy một tổ mẫu…;

e) Trường hợp đổ bê tông các kết cấu đơn chiếc có khối lượng ít hơn thì khi cần vẫn lấy một tổ mẫu;

f) Đối với bê tông nền, mặt đường (đường ô tô, đường băng…) cứ 200m3 bê tông lấy một tổ mẫu nhưng nếu khối lượng bê tông ít hơn 200m3 vẫn phải lấy một tổ mẫu;

g) Để kiểm tra tính chống thấm nước của bê tông, cứ 500m3 lấy một tổ mẫu nhưng nếu khối lượng bê tông ít hơn vẫn phải lấy một tổ mẫu.